Các biến nghiên cứu trong mô hình được
xây dựng từ 3 đến 6 biến quan sát khác nhau cho một nhân tố. Để kiểm định sự
tin cậy thang đo các nhân tố này ta sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số
phổ biến trong việc đánh giá độ tin cậy của một khái niệm nghiên cứu (Hair và cộng
sự, 2006; Suander và cộng sự, 2007).
Các nhân tố được thực
hiện kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng
(Item-Total correlation). Những biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại
ra khỏi thang đo và không xuất hiện tại phần phân tích nhân tố khám phá. Trong
nghiên cứu này hệ số Cronbach’s Alpha lấy tối thiểu là 0.6 (Hair và cộng sự,
1998). Hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và đương
nhiên sẽ bị loại khỏi thang đo (Nunally và Burstein,
1994).
Tổng cộng
có 28 biến quan sát được đưa vào mô hình
nghiên cứu tổng thể và được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ (1 - Hoàn
toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 -Không có ý kiến; 4 - Đồng ý và 5 - Hoàn
toàn đồng ý). Sau khi sàng lọc kết quả khảo sát, tác giả quyết định sử dụng 358 mẫu tin cho nghiên cứu và dữ
liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2010 và chạy phân tích trên SPSS 20.
Đầu tiên, phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng nhằm
kiểm định độ tin cậy của dữ liệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét